Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự

1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 2015

2. Luật sư tư vấn:
Cấu thành tội phạm bao gồm 4 yếu tố: Chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Trong mỗi yếu tố lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ khác nữa trong đó có yếu tố bắt buộc phải có ở tất cả các loại tội phạm có các yếu tố không bắt buộc phải có và chỉ cần thiếu ít nhất là 1 yếu tố đã nêu thì sẽ không thể cấu thành tội phạm.

Những trường hợp sau đây là những trường hợp không thỏa mãn tất cả các yếu tố của cấu thành tội phạm (tự thân hoặc do pháp luật quy ước) do đó được loại trừ trách nhiệm hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định có 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong thực tế đời sống xã hội thì 04 trường hợp thường dễ bắt gặp đó là:

a. Sự kiện bất ngờ
Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong Điều luật này chính mặt khách quan đã không được thỏa mãn. Cụ thể mặt khách quan bao gồm các yếu tố: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm đó và mối quan hệ nhân quả giữa chúng… Trong đó, hành vi nguy hiểm là bắt buộc phải có ở tất cả các loại tội phạm.

b. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Dễ dàng để nhận thấy đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do không thỏa mãn được yếu tố mặt chủ thể trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là chủ thể đã không đáp ứng được điều kiện “..do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”.

c. Phòng vệ chính đáng
Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Trước tiên cần làm rõ như thế nào là phòng vệ chính đáng theo định nghĩa tại Khoản 1 của Điều 22. Ngay tên của Điều luật cũng đã cho chúng ta thấy rằng có 2 vấn đề lớn ở đây đó là Phòng vệ và Chính đáng. Vì sao nhà làm luật không dùng từ Tự vệ mà là Phòng vệ? Tự vệ có nghĩa là tự bản thân bảo vệ cho chính mình, tự vệ chỉ dùng trong trường hợp bản thân người đang có hành vi chống trả bị xâm phạm. Trong trường hợp lợi ích của người khác bị xâm hại mà một cá nhân nào đó thực hiện hành vi chống trả thì hành vi này không còn được xem là tự vệ nữa mà nó đã chuyển sang phòng vệ (phòng ngừa và bảo vệ), nội hàm của hành vi phòng vệ rộng hơn tự vệ rất nhiều. Quyền và lợi ích chính đáng đang bị xâm hại mà nhà làm luật khuyển khích bảo vệ vượt ra ngoài phạm vi của một cá nhân nào đó, nghĩa là pháp luật không chỉ khuyến khích tự bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình mà còn khuyến khích bảo vệ quyền và lợi ích của người khác. Vậy nên dùng từ phòng vệ ở đây là chính xác và nội hàm đủ rộng để thể hiện tính mục đích của điều luật.

d. Tình thế cấp thiết
Căn cứ theo Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy điều kiện cần chủ thể thực hiện hành vi đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải gây thiệt hại và điều kiện đủ thiệt hại đó phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì khi đó chủ thể sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự (thông thường là các tội phạm liên quan đến khách thể là quan hệ sở hữu như tội hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản, chiếm hữu sử dụng tài sản trái phép v.v…)

Từ những phân tích như trên và căn cứ theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 2015 có thể kết luận việc bạn đang lưu thông trên đường đúng quy định của pháp Luật giao thông đường bộ (làn đường, tốc độ di chuyển và các biện pháp an toàn khác…) (hành vi hợp pháp), bỗng nhiên có một người xuất hiện đột ngột trước đầu xe với khoảng cách gần đến mức không thể xử lý việc dừng xe, do đó đã tông người này và người này tử vong ngay lập tức (hậu quả nguy hại). Như vậy chúng ta có thể thấy rất rõ người điều khiển phương tiện đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội. Nhưng đây là trường hợp được coi là sự kiện bất ngờ nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Địa chỉ: 110 Cầu Xéo, phường Tân Quý. Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh (xem trên bảng đồ)
Điện thoại liên hệ dịch vụ: 0898.3080.79 
Zalo:0913.625.271 
Email: vanphongluatsutienthang@gmail.com
Website: tienthanglaw.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *